Thứ tư, 04/10/2023
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử huyện Tuy Đức

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945-19/8/2023) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2023)

Cây nêu trong đời sống tinh thần của người M’Nông Noong huyện Tuy Đức.

Lê Văn Phúc, Phạm Thị Kế Chia sẻ:

Theo phong tục truyền thống của người M’Nông Noong huyện Tuy Đức nói riêng, tỉnh Đăk Nông nói chung trong các lễ hội dù lớn hay nhỏ, người M’Nông Noong thường làm cây nêu để phục vụ nhiều mục đích cũng như các lễ nghi khác nhau, mức độ lớn nhỏ tuỳ thuộc vào công việc cụ thể. Nhưng chỉ mang một ý nghĩa duy nhất là dùng để cúng.

Cây nêu được làm trong lễ hội thường cao từ 3 đến 5 mét trở lên. Tuỳ theo tín ngưỡng, quan niệm của từng dân tộc mà trang trí trên cây nêu khác nhau. Riêng về cây nêu của của bà con M’ Nông Noong huyện Tuy Đức được chia làm ba tầng. Thân chính của cây nêu phải thẳng, chắc chắn, trên thân cây nêu gồm các vật liệu như: gỗ, lồ ô, dây mây, võ cây, lá…đều được lấy từ trong rừng và lựa chọn rất kỷ. Trong ba tầng của cây nêu là nơi thể hiện vị trí thứ tự của hệ thống vũ trụ theo quan niệm về thế giới của người M’Nông cũng như lòng ngưỡng vọng và hướng tới đời sống tâm linh yên bình. Thân chính của cây nêu thẳng chắc, cao vút được trang trí hoa văn hoạ tiết rất tỉ mỉ, tinh tế. Nỗi bật trên cây nêu là 3 màu chính: Trắng, đỏ và đen. Màu trắng tượng trưng cho trời. Màu đỏ tượng trưng cho lửa. Màu đen tượng trưng đất, rừng núi. Trên đầu cao chót của cây nêu là con chim đại bàng, biểu tượng cho quyền lực, tự do và sức mạnh trong khoảng trời bao la. Mỗi khi nó bay đến khu rừng, nương rẩy nào cất tiếng kêu, các con thú phá mùa màng của bon làng đều phải khiếp sợ, chạy chốn. Con chim nó bảo vệ mùa màng, bảo vệ  “Mẹ lúa”. Trong 3 tầng của cây nêu, tầng trên cùng được trang trí rất đẹp, là tầng cao nhất được gắn hai “dếp lếp”, bên dưới là một mô hình tròn được làm bằng quả bầu, tượng trưng cho đất, xung quanh quả bầu có gắn bông gòn trắng tượng trưng cho nước, bốn góc của tầng này có những chùm tua lồ ô, tượng trưng cho những bông lúa trĩu hạt. Trên hai ‘dếp lếp”. Được làm rất tỉ mỉ và sinh động, có gắn hai tổ ong tượng trưng cho một cộng đồng đông đúc, đoàn kết, kỷ luật và chăm chỉ. Tiếp đến là hình con chim én, rồi đến cánh chim (ĐăkLang) có nghĩa khát vọng cuộc sống, vươn cao, bay xa. Rồi đến lục lạc “loóc lác”, ống nước “la tông’, con dao là những vật không thể thiếu trong cuộc sống hiện thực của con người nơi đây. Khi có làn gió thổi đến, hai “dếp lếp’ này sẽ rung lên tạo nên một bản nhạc tự nhiên, âm vang giữa núi rừng. Tầng giữa: Là tầng cho các vị thần linh về trú ngụ, được trang trí rất đẹp. Tầng này là nơi đặt các lễ vật dâng cúng, tầng này được làm bằng tấm đan bằng lồ ô, bốn góc được gắn những con vật đan bằng tre nứa rất linh động, đây là những con vật thân quen với đời sống con người như: Dê, trâu, chim, gà…Thường lễ vật dâng cúng là: Con gà, gạo nếp, rượu, thịt nướng, cơm nếp, máu của con vật hiến tế. Tầng  dưới cùng của cây nêu được làm rất kiên cố, tầng này là nơi làm lễ của người đại diện bon làng có uy tín, hiểu biết nhiều, tầng này có thang mây để trèo lên. Ý nghĩa của tầng này là người cúng tế những lễ vật, được gắn với thần linh, có thể nói chuyện với thần linh, xin thần linh đem lại cho bon làng sự giàu mạnh, con người được khoẻ mạnh làm ra nhiều của cải, xua đuổi đi những cái xấu, đem lại cho bon làng sự yên bình, tốt đẹp. Nhìn tổng thể cây nêu là một tác phẩm nghệ thuật linh động, những hình con vật được khắc, đan, đẻo rất tinh tế. Cây nêu đứng giữa trời cao vút, là linh hồn, là trung tâm củ                                      a lễ hội. Nên có sức cuốn hút rất mạnh mẻ. Đây là cây nêu của lễ hội ăn trâu “Tâm ngêt” của đồng bào M’Nông Noong huyện Tuy Đức. Trước khi đâm trâu người ta phải làm thịt một con heo để cúng. Một người già ngồi trên cái sạp chỗ cây nêu gần con trâu để khóc con trâu 3 ngày 3 đêm, khóc cho con vật được chọn làm vật hiến tế cho thần linh. Vì con trâu nó gần gũi với con người, nó siêng năng cùng với con người làm ra nhiều của cải. Cùng với tiếng chiêng, tiếng nung ngân vang báo hiệu một lễ hội lớn. Cây nêu là nơi trú ngụ của các thần linh, nơi mà các vị thần sẽ về ở và dự lễ hội, các vị thần được mời đến phải có chỗ lưu trú đúng với vị trí của mình. Thần linh phải ở chổ trang trọng thì mới chứng kiến lòng thành và giúp đỡ bon làng. Khi cúng cây nêu người ta bôi máu tươi của con vật hiến tế lên cây nêu. Đỗ máu tươi xuống gốc cây nêu, để cây nêu tiếp nhận luồng sinh khí mà sống, mà vươn lên.

 Cây nêu là nơi được cộng đồng hướng đến, phản ánh cuộc sống cộng đồng, cùng góp sức xây dựng, cùng mong ước được yên vui che chở. Cây nêu là nơi hội tụ cùng chia sẻ, ý thức cộng đồng về những gia trị cuộc sống luôn được nâng cao mà xã hội truyền thống của ngươi M’Nông được truyền và tạo dựng từ đời này qua đời khác, thông qua đó nhằm phát huy và bảo tồn, nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc./.

Kỷ niệm 20 Ngày tái lập tỉnh Đắk Nông  (01/01/2004 – 01/01/2024)
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945-19/8/2023) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2023)
Ứng dụng DakNong-C

           Bản đồ

           Học tập Bác

           truy cập nhanh

           Liên kết

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945-19/8/2023) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2023)