Những năm qua cùng với việc chú trọng trồng các cây công nghiệp dài ngày, người nông dân tại huyện Tuy Đức đã có nhiều hướng phát triển nông nghiệp mới như trồng xen các loại cây trồng trên cùng một diện tích cho hiệu quả kinh tế cao

Gia đình bà Đinh Thị Tuyết May tại thôn 2 xã Đăk Buk So từ nhiều năm nay đã trồng xen các loại cây nông nghiệp. Trên diện tích cây tiêu bị chết do bệnh bà đã trồng cây bơ sáp Thái Lan xen cây sầu riêng. Đến nay cây bơ đã cho thu nhập ổn định, riêng cây sâu riêng sinh trưởng và phát triển khá tốt khoảng 1 năm tới sẽ cho thu nhập

Thế nhưng một khó khan hiện nay của gia đình bà May đó là cây trồng được mùa nhưng giá bán rất thấp, thấp hơn so với những năm trước rất nhiều mà đầu ra cho các loại sản phẩm này cũng chậm. Do đó từ lúc vào vụ thu hoạch bơ đến nay bà chỉ bán nhỏ lẻ tại địa phương còn sĩ mua số lượng lớn thì vắng bóng.

Tình trạng như gia đình bà May không phải hiếm gặp tại địa phương trong giai đoạn này. Rất nhiều gia đình sản xuất nông nghiệp sản xuất ra nhưng khó tiêu thụ vì dịch bệnh. Dẫn tới kinh tế ngày càng khó khan, người nông dân không có vốn để tái sản xuất…
Theo bà Đinh Thị Tuyết May mong muốn nhà nước cần sớm có chính sách giúp người nông dân vượt qua khó khăn: trước tình trạng giá cả các mặt hàng nông nghiệp sụt giảm dẫn đến thua lỗ trong sản xuất. Chính phủ nếu hỗ trợ thì hỗ trợ cho nông dân vay một mức lãi ưu đãi tương đối để nông dân có vốn đầu tư. Đồng thời, phải quản lý tốt một số khâu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư phục vụ sản xuất, tránh đi vật tư giả, kém chất lượng làm thiệt hại đến năng suất của nông dân.
Niên vụ 2019-2020 vừa qua được đánh giá là cơn bĩ cực của ngành nông nghiệp Tây Nguyên nói chung và huyện Tuy Đức nói riêng. Hi vọng niên vụ tới sẽ có nhiều khởi sắc hơn. Cả người nông dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp đang trông chờ những chính sách hỗ trợ thiết thực của Nhà nước để vượt qua giai đoạn khó khăn./.