Hơn 3 tháng nay, đều đặn vào các buổi tối các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, 3 lớp học xoá mù chữ đặc biệt tại bon Bu P Răng xã Quảng Trực vang lên tiếng ê a đánh vần ngượng nghịu của bà con học viên em vang lên nơi bon nghèo lấp ló dưới ánh điện tại các nhà văn hoá bon đã mang đến sự rộn ràng, niềm vui và kỳ vọng vươn tới cuộc sống văn minh, no đủ hơn của người dân nơi đây
Bà Thị IRan trú tại bon Bu p răng 1 xã Quảng Trực năm nay đã 55 tuổi. Đến tuổi này mặc dù đã lên chức bà chức mẹ nhưng bà vẫn chưa biết đến con chữ. Khi huyện Tuy Đức mở 3 lớp xoá mù chữ tại xã Quảng Trực do các thầy cô giáo trường TH Lê Đình Chinh trực tiếp dạy vào mỗi rồi thứ 2 đến thứ 6 bà đã đăng ký học. Mới đầu tiếp cận với con chữ còn nhiều bỡ ngỡ song đến nay bà đã biết đọc và biết viết. Bà Thị I Rắn tâm sự: “ như một thói quen sau một ngày lao động về nhà cơm nước xong xuôi bà lại xách đèn đi học. Bởi khi biết chữ sẽ thuận lợi hơn trong cuộc sống”.

Tương tự tại đây có nhiều cặp cả vợ và chồng cùng theo học lớp xoá mù ban đêm như a Điểu Nhép và chị Thị Bơi. Vì điều kiện còn khó khăn nên tần suất đến lớp của vợ chồng a chị không đều đặn dẫn đến việc tiếp thu còn chậm và khó khăn. Nhưng được sự động viên của các thầy cô giáo và ban tự quản bon cũng nhưng các chiến sĩ bộ đội biên phòng nơi đây đã tạo động lực cho vợ chồng a chị theo học 3 tháng nay. A Điểu Nhép tâm sự:” Học chữ với mình khó khăn lắm, nhưng phải cố gắng vì biết đọc, biết viết thì cuộc sống đỡ khổ cực hơn, biết được nhiều cái hay hơn”
Đối với thầy giáo Dương Văn Thạo hiệu trưởng trường TH Lê Đình Chinh xã Quảng Trực cho biết: Để đảm bảo chất lượng đào tạo nhà trường họp hội đồng sư phạm phân công các thầy cô có kinh nghiệm để đứng những lớp học đặc biệt này. Theo đó mỗi giáo viên luân phiên nhau mỗi người dạy 1 tháng vào mỗi tối thứ 2 đến thứ 6. Dẫu vất vả song vì sự nghiệp xoá mù cho bà con vùng đồng bào DTTS nơi đây nên các thầy cô luôn tận tụy với công việc để đạt kết quả cao nhất.
Theo bà Phạm Thị Phượng, phó chủ tịch UBND huyện Tuy Đức mong muốn “ Mong muốn của chúng tôi là tất cả học viên đến lớp đầy đủ để không chỉ thoát mù chữ mà còn hiểu thêm về chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, về xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới từ các thầy cô giáo. Xã biên giới Quảng Trực vẫn còn rất nhiều bà con thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Nên nếu ú bà con ai cũng biết đọc, biết viết, biết tính toán đơn giản, thì chắc chắn việc thoát nghèo, vươn tới cuộc sống no đủ sẽ dễ hơn, nhanh hơn”.

Theo đó lớp học xoá mù chữ sẽ diễn ra trong 10 tháng, kết thúc giai đoạn 1 học sinh sẽ đạt được trình độ lớp 3. Biết đọc, viết làm được những bài toán đơn giản…Theo phòng giáo dục và đào tạo huyện Tuy Đức hiện nay huyện đang mở 4 lớp xoá mù với 95 học viên tại 2 xã Đăk Ngo và Quảng Trực.

Huyện Tuy Đức vẫn còn đó nhiều bà con chưa biết đến con chữ. Rồi đây sẽ có thêm nhiều lớp xóa mù chữ đêm đêm sáng đèn, rộn ràng tiếng tập đọc, tập đếm. Đây chính là tấm lòng, sự sẻ chia trách nhiệm của ngành giáo dục địa phương và nỗ lực vượt khó vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của đồng bào DTTS nơi biên giới./.