Tại Tuy Đức – vùng đất từng được biết đến với những vườn cà phê, hồ tiêu bạt ngàn, nay đã thực hiện thành công mô hình chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Trần Văn Điểm, bà Nguyễn Thị Xuyến quê ở Hưng Yên, năm 2006 ông vào Miền Tây lập nghiệp, song nơi đây đất vẫn không giữ được con người này, gia đình ông lại chuyển lên vùng đất Tuy Đức vào năm 2016 để làm ăn và sinh sống. Hiện nay gia đình ông có 3 ha đất trồng cà phê tại thôn 4 xã Đăk Buk So. Tuy nhiên có ít diện tích đất Sình nhiều nước không trồng được các loại hoa màu khác. Ông Điểm suy nghĩ: Muốn trồng cây gì để nâng cao năng suất, tăng thu nhập, nên gia đình ông quyết định thuê máy múc về múc diện tích hơn 4 sào sình để trồng cam và ổi. Vì ông được biết ở Miền Tây bà con trồng cam cũng trồng trên diện tích sình lầy được múc và đắp lên, nên ông quyết định tận dụng lợi thế của rẫy để trồng 300 cây Cam và ổi. Do có kinh nghiệm sống ở Miền Tây 10 năm nên ông đã lấy giống cam Xoàn từ Miền Tây lên đây trồng thử nghiệm.

Những cây Cam Xoàn vườn ông Trần Văn Điểm
Sau 3 năm chăm sóc, vườn Cam của ông phát triển tốt và cho thu hoạch. Giá bán tại vườn 20.000 đồng/kg, bán lẻ thị trường cao hơn. Với 300 gốc Cam Xoàn hiện nay đã đến kỳ thu hoạch mỗi năm bình quân gia đình ông thu nhập khoảng gần 200 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn gần 100 triệu đồng/ năm. Hiệu quả đã rõ ràng, hướng chuyển đổi cây trồng của ông là đúng đắn và đã thành công bước đầu.

Những cây Cam Xoàn vườn ông Trần Văn Điểm
So với sản xuất cà phê, hồ tiêu của bà con trong vùng thì trồng cam thu nhập cao hơn gấp 2- 3 lần. Thấy ông Điểm trồng cam trên đất Sình mang lại hiệu quả kinh tế cao, chất lượng quả cam rất ngon, mẫu mã đẹp không thua kém các loại Cam đang bán trên thị trường, các nhà thu mua đến tận vườn ký hợp đồng thu mua sản phẩm. Chia sẻ về kỹ thuật trồng Cam Xoàn, ông Điểm nói: “Điều cần lưu ý đối với cây cam là phải sử dụng giống tốt, giống sạch bệnh và được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt là khâu phòng trừ sâu bệnh hại cam.
Đây là mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất Sình đã thành công, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, đặc biệt là các hộ dân nghèo cũng thực hiện được. Từ thành công của mô hình là cơ sở để phát triển sản xuất giúp người dân Tuy Đức từng bước vươn lên thoát nghèo./.