Nghị định số 78 ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Chính Phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm sử dụng các nguồn lực tài chính do nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống. Qua 20 năm thực hiện nghị định 78 ở Tuy Đức đã có hơn 8.660 lượt khách hàng được vay vốn, góp phần giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đảm bảo an sinh xã hội.
Ban đại diện hội đồng quản trị đã tập trung chỉ đạo, điều hành có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, nhất là việc tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc triển khai tín dụng chính sách tại cơ sở. Với nhiệm vụ được giao là thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Tuy Đức, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã thường xuyên phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác là: Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân và đoàn thanh niên cấp huyện, cấp xã quan tâm xây dựng, củng cố và kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở. Các hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn. Đến 30/06/2022, toàn huyện có 184 tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động hiệu quả tại 71 thôn, bon, bản trực thuộc quản lý của 4 tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác; tổng dư nợ thông qua ủy thác đạt 484.535 triệu đồng với 8.660 khách hàng đang vay. Để tạo thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng tiếp cận dịch vụ, Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã tham mưu thành lập Điểm giao dịch xã. Các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, thông tin về điều kiện, quy trình, thủ tục vay vốn của từng chương trình cho vay của NHCSXH đều được niêm yết công khai lên Bảng thông tin tín dụng chính sách tại điểm giao dịch. Việc bình xét đối tượng được vay vốn được thực hiện tại các tổ tiết kiệm và vay vốn có sự chứng kiến của các tổ chức chính trị nhận ủy thác cấp xã và trưởng thôn. Ngân hàng giải ngân trực tiếp cho người vay tại 6 Điểm giao dịch xã đảm bảo vốn tín dụng chính sách đến đúng các đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng, thuận tiện, công khai, minh bạch. Từ 2 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu với dư nợ là 12.350 triệu đồng, đến nay, Phòng giao dịch NHCSXH đã và đang triển khai cho vay 13 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ đạt 535.815 triệu đồng, tăng 43 lần so với năm 2008. Tại thời điểm thành lập huyện mới thực hiện 7 chương trình tín dụng. Đến nay Phòng giao dịch huyện đang triển khai 13 chương trình. Trong đó dư nợ 485.625 triệu đồng. Qua gần 20 năm thực hiện nghị định số 78 của Chính phủ đã giúp hơn 8.660 hộ lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách của huyện Tuy Đức được vay vốn… trong đó có 1.047 lượt hộ nghèo được vay vốn giúp cho 164 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, hỗ trợ xây mới và cải tạo 4.924 triệu đồng. Công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 2.869 khách hàng với số tiền hơn 51.392 triệu đồng.

Nguồn tín dụng chính sách xã hội đã tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo, góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, được làm quen với việc vay, trả nợ ngân hàng. Qua đó, đã từng bước thay đổi cơ bản nhận thức, giúp hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo. Từng bước tăng trưởng kinh tế địa phương, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đưa huyện Tuy Đức ngày càng phát triển, văn minh, giàu đẹp./.