
Ngày 19/12/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận Ot Ndrong (Sử thi) của người M’Nông được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó Ot Ndrong (Sử thi) của người M’Nông huyện Tuy Đức. Theo các nghệ nhân M’nông cho biết: Ot có nghĩa là hát, kể; Ndrong có nghĩa là câu chuyện xa xưa, Ot Ndrong thường được kể vào những đêm rỗi rãi (sau mùa rẫy) vào dịp lễ hội hàng năm, hoặc được hát trong lúc nghỉ ngơi trên rẫy…Người kể là những già làng có trí nhớ, có chất giọng tốt và thuộc nhiều Ot Ndrong. Kể Ot Ndrong là một trong những hình thức sinh hoạt cộng đồng của đồng bào M’Nông, thiếu nó mọi người cảm thấy như thiếu muối, thiếu cơm vậy. Do đó, dù bất kỳ trong hoàn cảnh nào, đồng bào M’Nông vẫn duy trì sinh hoạt kể Ot Ndrong trong cộng đồng mình. Ngôn ngữ Ot Ndrong đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống vật chất và tinh thần của người M’Nông về xây dựng bon làng, về trang phục, về các lễ hội, về quan hệ bình đẳng giữ các thành viên trong cộng đồng, thể hiện khát vọng, ước mơ về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc…

Trên địa bàn huyện Tuy Đức được biết nghệ nhân Ot Ndrong trên ngày càng ít vì vậy cần sự quan tâm của cơ quan chức năng; sưu tầm, nghiên cứu, gặp gỡ các nghệ nhân Ot Ndrong; duy trì và phát triển nhiều câu lạc bộ văn nghệ dân gian, câu lạc bộ cồng chiêng chính là môi trường tốt để các nghệ nhân hát kể sử thi có điều kiện thể hiện tài năng hát sử thi của mình. giữ gìn, phát huy Ot Ndrong trong cuộc sống hiện tại để góp phần vào việc xây dựng phát triển cộng đồng, là di sản vô giá, có giá trị văn hóa, tư tưởng to lớn, được đồng bào sáng tạo từ bao đời nay và đây thực sự là kho tàng văn hóa dân gian truyền miệng độc đáo cần phải được lưu truyền, gìn giữ. Qua đây cần có sự vào cuộc các cấp, các ngành nhằm phát huy và bảo tồn Ot Ndrong của người M’Nông trên địa bàn huyện Tuy Đức./.