Thứ ba, 03/10/2023
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử huyện Tuy Đức

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945-19/8/2023) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2023)

Hướng dẫn tuyên truyền công tác biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia năm 2020.

Phạm Thị Kế Chia sẻ:

Thực hiện công văn số 05/VHCS-TTCĐ, ngày 14/02/2020 của Cục Văn hóa cơ sở về việc hướng dẫn tuyên truyền về công tác biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các đơn vị trực thuộc Sở, Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông các huyện, thành phố thực hiện công tác tuyên truyền với nội dung sau:

1. Nội dung tuyên truyền:

a. Đối với tuyền biên giới Việt Nam – Trung quốc:

– Tiếp tục tuyên truyền các văn bản pháp lý về giải quyết, quản lý và bảo vệ biên giới Việt Nam – Trung Quốc: Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa (ký ngày 30 tháng 12 năm 1999); 03 văn kiện pháp lý: Nghị định thư về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc (ký ngày 18 tháng 11 năm 2009), Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc (ký ngày 18 tháng 11 năm 2009), Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc (ký ngày 18 tháng 11 năm 2009). Tuyên truyền Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Dốc và Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực, đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân.

– Tuyên truyền về kết quả triển khai sau 10 năm hai nước ký kết 03 văn kiện pháp lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc; công tác vận động người dân thực thi nghiêm túc hỗ trợ quản lý tuyến biên giới; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc; về trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới, công tác đảm bảo an ninh, trật tự; các hoạt động giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế – xã hội khu vực biên giới, trao đổi giữa nhân dân hai bên biên giới…; tuyên truyền phòng, chống các hoạt động buôn người, buôn lậu, gian lận thương mại góp phần xây dựng biên giới Việt Nam – Trung Quốc hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

– Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật, các quy định về quản lý biên giới như: vượt biên, xuất cảnh trái phép, truyền đạo trái pháp luật, di cư tự do qua các vùng biên giới…; tuyên truyền về trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới.

– Tuyên truyền đấu tranh, phản bác các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, xuyên tạc, kích động về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, củng cố, tăng cường xây dựng tình cảm đoàn kết, truyền thống gắn bó lâu đời giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là nhân dân sinh sống dọc tuyến biên giới hai nước.

b. Đối với tuyến biên giới Việt Nam – Lào:

– Tiếp tục tuyên truyền quan điểm của Việt Nam về vấn đề biên giới trên đất liền, việc thực hiện các Tuyên bố chung và Thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao; việc thỏa thuận giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước; tuyên truyền về các văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến biên giới Việt Nam – Lào, trong đó có “Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào” và “Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào”. Tuyên truyền về công tác quản lý biên giới giữa hai nước; việc thực hiện Thỏa thuận cấp Chính phủ về giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam – Lào.

– Tuyên truyền về các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong phát triển kinh tế – xã hội khu vực biên giới, kết quả hợp tác phát triển kinh tế giữa hai nước; về việc hai bên phối hợp hoàn thiện Đề án Quy hoạch và phát triển cửa khẩu biên giới Việt Nam – Lào giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn đến 2050 trình Thủ tướng phê duyệt; tổng kết song phương việc thực hiện thí điểm mô hình kiểm tra “một cửa một lần” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo – Đen Sa Vẳn.

– Tiếp tục, tuyên truyền động viên, khuyến khích đồng bào các dân tộc khu vực biên giới tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ đường biên, cột mốc, an ninh trật tự khu vực biên giới; đồng tình, ủng hộ các hoạt động kết nghĩa giữa các đồn biên phòng Việt Nam và lực lượng bảo vệ biên giới của Lào cũng như các cụm dân cư hai bên biên giới. Đẩy mạnh hoạt động đối giữa các bản, làng, xã, huyện, tỉnh sát biên của hai nước, nhất là tại các địa bàn còn có hiện tượng di cư tự do và hôn nhân không giá thú khó kiểm soát.

c. Đối với tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia:

– Tiếp tục tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta trong việc giải quyết biên giới Việt Nam – Campuchia trên cơ sở quan hệ láng giềng, đoàn kết, hữu nghị, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế; tập trung tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ký kết các văn bản pháp lý, công nhận thành quả 84% công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa, sớm đưa vào quản lý theo các văn bản đã ký kết.

– Tiếp tục tuyên truyền các văn bản pháp lý về giải quyết biên giới Việt Nam – Campuchia, trong đó có các hiệp định, hiệp ước về biên giới giữa hai nước như:  Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia (ký ngày 18 tháng 2 năm 1979); Hiệp ước về vùng nước lịch sử giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia (ký ngày 07 tháng 7 năm 1982); Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia (ký ngày 20 tháng 7 năm 1983); Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia (ký ngày 27 tháng 12 năm 1985); Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 (ký ngày 10/10/2005); Kế hoạch triển khai Đề án “Tuyên truyền vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2017 – 2020”;…

          – Tiếp tục tuyên truyền về quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước, trong đó có quan hệ hợp tác giữa các địa phương khu vực biên giới trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh và quốc phòng. Tăng cường thông tin về kết quả hợp tác phát triển kinh tế khu vực biên giới giữa hai nước, đặc biệt là những chuyển biến tích cực sau khi đưa vào quản lý thực tế tuyến biên giới theo các văn kiện pháp lý mới.

          – Kịp thời thông tin về những vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan đến công tác phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới, đặc biệt ở các khu vực biên giới còn chưa được phân giới, cắm mốc để tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân; Đồng thời, phê phán, bác bỏ kịp thời các quan điểm sai trái, thông tin xuyên tạc về quan hệ hai nước, nhất là vấn đề biên giới đất liền giữa hai nước.

          – Chú trọng tăng cường tuyên truyền trong cộng đồng đồng bào người Khmer sinh sống tại Việt Nam qua đó lan tỏa đến người Khmer ở Campuchia và tạo sự đồng thuận, nhất trí với đội ngũ chức sắc tôn giáo có uy tín cao trong cộng đồng đối với các hoạt động bảo vệ đường biên, cột mốc, đặc biệt là công tác phân giới, cắm mốc 16% đoạn biên giới còn lại; giữ gìn, bảo vệ, củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Campuchia.

          2. Hình thức tuyên truyền:

          – Căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ, điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị để lựa chọn hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả. Chú trọng các hình thức tuyên truyền trực quan thiết thực, hiệu quả. Chú trọng các hình thức tuyên truyền trực quan, sinh động như: sách, báo, tài liệu tuyên truyền, panô, áp phích, tờ rơi, triển lãm, thi tìm hiểu, thi sáng tác những tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về biên giới; tổ chức các hội chợ kinh tế – thương mại quốc tế tại khu vực cửa khẩu và các tinh biên giới. Đổi mới các hình thức, phương thức tuyên truyền phù hợp với đối tượng, địa bàn tuyến biên giới khác nhau và trong bối cảnh, tình hình cụ thể; chú trọng đến các đối tượng trực tiếp thực thi công tác quản lý biên giới trên thực địa cũng như già làng, trưởng bon, người có uy tín ở khu vực biên giới; lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về biên giới với tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi ban, ngành, địa phương, đơn vị.

– Hình thức tuyên truyền đa dạng, hướng tới đồng bào khu vực biên giới, nhất là đội ngũ chức sắc trong các tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng; tuyên truyền bằng ngôn ngữ đồng bào các dân tộc ít người, tiếng Khmer. Tận dụng, khai thác hiệu quả ưu thế của báo chí điện tử, mạng xã hội và các phương thông tin hiện đại./.

Nguồn tin: Phạm Thị Kế

           Học tập Bác

           truy cập nhanh

           Liên kết

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945-19/8/2023) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2023)