Thực hiện Quyết định số 3777/QĐ-BYT ngày 26/8/2019 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin uốn ván, bạch hầu giảm liều (Td) năm 2019 trên toàn quốc, trong tháng 11 và 12, chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin bạch hầu, uốn ván sẽ được đồng loạt triển khai tại 6/6 xã, trong địa bàn Tuy Đức.
Việc triển khai đợt tiêm vắc xin bổ sung nhằm ngăn chặn sự quay trở lại của bệnh bạch hầu, đồng thời bảo vệ vững chắc thành quả của việc loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh tại các vùng đặc biệt khó khăn có tỷ lệ tiêm đạt thấp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiêm chủng mở rộng. Để phòng tránh bệnh bạch hầu, uốn ván cho trẻ, ngoài việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân thì việc tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, bạch hầu giảm liều cho trẻ đang được ngành Y tế triển khai rộng rãi. Được biết, qua khảo sát sơ bộ của ngành y tế hiện nay trên địa bàn huyện Tuy Đức có khoảng 1.796 trẻ được tiêm bổ sung vắc xin. Gồm 15 trường tiểu học. Riêng địa bàn Đăk Buk So, có 3 Trường tiểu học có 397 học sinh khối 2. Ngày 26 và 27/11, Trạm y tế xã Đăk Buk So đã phối hợp về tại các trường để tiêm vắc xin uốn ván, bạch hầu giảm liều cho các cháu. Do đã được thông báo trước, nên hầu như các em đều tham gia tiêm vắc xin đầy đủ. Trước khi tiêm, các trường đã yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm khối 2 thông báo cho học sinh cũng như phụ huynh biết để cho con em đi học và tiêm phòng đầy đủ. Bởi đây là lần đầu tiên, trạm y tế mới tổ chức để tiêm phòng vắc xin loại này cho các em lớp 2, (học sinh đủ 7 tuổi) chứng tỏ rất quan trọng. Hơn nữa, phòng bệnh thì hơn chữa bệnh, việc tiêm phòng sẽ giúp các em đỡ mắc các bệnh uốn ván, bạch hầu. Khi con em được tiêm phòng đầy đủ, phụ huynh, giáo viên cũng yên tâm hơn mỗi khi có dịch bệnh này xảy ra.

Tiêm phòng cho học sinh 7 tuổi
Theo bà Đồng Thị Huyền, Phụ trách Trạm Y tế xã Đăk Buk So, hiện nay, một số địa phương lân cận của Đắk Nông như Đắk Lắk đã xuất hiện bệnh bạch hầu và có trẻ đã bị tử vong nên ngành Y tế tỉnh đã yêu cầu triển khai tuyên truyền cũng như tiêm vắc xin uốn ván, bạch hầu giảm liều cho trẻ để phòng, tránh. Do các em học sinh lớp 2 (tức là trẻ 7 tuổi) có nguy cơ mắc các bệnh này cao hơn những đối tượng khác, nên sau khi sàng lọc, trạm đã tiến hành phối hợp với 3 trường tiểu học trên địa bàn xã để tiêm.

Cán bộ trạm y tế Đăk Buk So tiêm phòng cho trẻ 7 tuổi
Trước khi tiêm, trạm y tế đã gửi công văn, kế hoạch cho trường để các bậc phụ huynh biết và có thắc mắc gì thì tìm hiểu trước cũng như cho các cháu đi học đầy đủ để được tiêm phòng. Qua giấy thông báo gửi về cho từng em, trạm cũng lưu ý các bậc phụ huynh chú ý những em đã tiêm nhắc lại. Những em bị bệnh, hay có các phản ứng với thuốc thì báo để cán bộ y tế biết theo dõi. Riêng những em mà bị bệnh không tiêm được trong ngày triển khai chiến dịch, trạm viết giấy hẹn hoặc gọi điện thông báo đến từng người để đưa con em đến trạm tiêm nhắc. Trước khi tiêm, cán bộ y tế phường đều tiến hành khám sơ bộ cũng như hỏi về tình trạng thể chất để bảo đảm việc tiêm vắc xin diễn ra an toàn. Sau khi trẻ tiêm xong, các em qua phòng chờ có sự giám sát của nhân viên y tế để theo dõi trong 30 phút. Trong đợt tiêm tại các trườngTrường tiểu học không có trẻ nào bị sốc hay có các biểu hiện ảnh hưởng từ thuốc.
Thông qua việc tiêm vắc xin Td nhằm tăng tỷ lệ miền dịch phòng bệnh Bạch hầu và uốn ván cho trẻ em 7 tuổi; tăng cường và chủ động phòng ngừa dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh Uốn ván- Bạch hầu tại các cùng có nguy cơ cao góp phần chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho trẻ em./.