Cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức gồm 20 dân tộc chung sống đoàn kết, cần cù chịu khó, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, với những nét phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, tập quán sinh hoạt, văn hóa đặc sắc riêng…làm đa dạng và phong phú đời sống văn hóa sinh hoạt cộng đồng, cùng những thành tựu đạt được trong lao động, sản xuất…đã đánh dấu sự nỗ lực vươn lên không ngừng của người dân xây dựng nên mảnh đát này. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao. Trong những năm qua công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được Đảng bộ và chính quyền huyện quan tâm, chỉ đạo, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tham mưu tổ chức thực hiện, qua đó nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện được khôi phục, đặc biệt là việc thực hiện đề án “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội – hoa văn – cồng chiêng và nhạc cụ” trên địa bàn huyện từ năm 2007 đến nay huyện đã tổ chức và khôi phục một số nghi lễ và các lớp học như: Lễ mừng mùa, Lễ Phát rẫy, Lễ sum họp cộng đồng, lễ cấm nêu cúng lúa, lễ cúng mưa đầu mùa, tổ chức lớp truyền dạy cồng chiêng, chế tác nhạc cụ, hát dân ca, làm cây nêu và đan lát… Tổng số học viên tham gia các lớp học hơn 220 người.

Hàng năm huyện đã tổ chức các cuộc thi, Ngày hội văn hóa như: Hội diễn văn nghệ quần chúng huyện, Ngày hội văn hóa, thể thao, Giao lưu văn hóa thể thao các xã đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sân chơi lành mạnh và sự giao lưu văn hóa giữa đồng bào các dân tộc với nhau…Toàn huyện có 61 bộ chiêng, có 7 đội nghệ nhân đánh chiêng cấp huyện – xã, 01 nghệ nhân chỉnh chiêng, 24 nghệ nhân truyền dạy đánh chiêng, 72 nghệ nhân diễn tấu công chiêng…đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ, thực hiện tốt Đề án “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội – hoa văn – cồng chiêng và nhạc cụ” góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.