Nhận thức được sự tương đồng của khí hậu giữa Đà Lạt và Tuy Đức, nên là một người yêu các loại cây xứ lạnh cô gái Đỗ Thị Hoài Thanh sinh năm 1990 đã cần mẫn mang những cây dâu tay ở xứ lạnh Đà Lạt về trồng thí điểm ở Tuy Đức

Vườn dâu của chị Đỗ Thị Hoài Thanh
Tiếp xúc với cô gái trẻ nay chúng tôi mới biết, cô cùng gia đình đã có một thời gian sinh sống ở Đà Lạt nên khi chuyển sang sinh sống tai Đăk Buk So, Tuy Đức cố vẫn mong muốn được mang các loại cây trồng tiêu biểu ở Đà Lạt về trồng tại nơi đây. Tuy nhiên do vốn ít, kinh nghiệm cũng nghèo nàn về kỹ thuật trồng trọt nên cô chỉ dám trồng thử nghiệm manh mún một ít dâu tây và các loại rau, hoa từ cây giống ở Đà Lạt mang sang:
Theo Đỗ Thị Hoài Thanh cô đã mang về trồng 5 đến 7 loại giống dâu khác nhau, tuy nhiên cô thấy giống Nhật Ha Na và giống dâu tây Pháp là trồng khá hợp với điều kiện thỗ nhưỡng của vùng. Vì khi trồng hai loại giống này, cây phát triển khỏe, ít sâu bệnh và cho năng suất khá. Chỉ cần trồng chăm sóc tốt thì khoảng 3 tháng cho thu hoạch. Hiện gần 1 sào dâu Thanh trồng đã đều đặn cho trái và có bán hàng tuần phụ vào kinh tế cho gia đình.

Những trái dâu bắt đầu cho thu hoạch
Tuy nhiên cái hay ở đây chính là khi Thanh chủ yếu trồng thí nghiệm các loại dâu tại vườn khi chô thu hoạch có khá đông bạn trẻ tới xin chụp hình. Đấy cchinhs là lý do giúp Thanh có ý tưởng táo bạo mở rộng trồng các loại cây rau, hoa xứ lạnh thành khu vực sinh thái phục vụ du lịch.
Dẫu quy mô còn manh mún, đơn sơ song đó cũng là một ý tưởng hay trong việc làm kinh tế của các bạn trẻ yêu nông nghiệp. Trong khi các lạo nông sản của địa phương đang bấp bệnh giữa việc được mùa, mất giá, hay dịch sâu bệnh hoành hành thì những ý tưởng làm kinh tế này rất đáng được động viên để chuyển dổi cơ cấu cây trông, đa dạng hóa các loại cây nông nghiệp và hình thành những mô hình nông nghiệp sạch đa dạng phong phú hơn mà cho thu nhập