Thứ hai, 25/09/2023
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử huyện Tuy Đức

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945-19/8/2023) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2023)

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền góp phần thực hiện tốt Chỉ thị 49-CT/TW, ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ CNH – HĐH đất nước trên địa bàn huyện Tuy Đức

Phạm Thị Kế Chia sẻ:

Nhận thức được tầm quan trọng về xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH. Trong thời gian qua nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình được cải thiện, đời sống kinh tế gia đình ngày càng ổn định và phát triển. Các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử có văn hóa nơi công cộng, các thuần phong mỹ tục và giá trị văn hóa truyền thống được khơi dậy, phát huy có hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đã tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc; việc tổ chức Hội nghị học tập, lồng ghép với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thông qua các chương trình liên hoan văn nghệ, tọa đàm đã nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hôn nhân gia đình, bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình, góp phần củng cố và xây dựng gia đình trên địa bàn huyện Tuy Đức ngày càng ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững, với hình thức phong phú như phát tin bài trên hệ thống phát thanh huyện và xã từ năm 2007 đến nay đã tuyên truyền được 147 buổi phát thanh, 34 buổi bằng xe loa xuống các xã trên địa bàn huyện, cắt dán được 36 băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền, 06 Panô và 67 áp phích, nói chuyện chuyên đề cho hơn 568 lượt người tham gia. Công tác tuyên truyền góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân về công tác gia đình.

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư trên địa bàn huyện kết hợp với việc đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa, thôn, bon văn hóa được nâng lên cả về số lượng và chất lượng năm 2007 số hộ đạt danh hiệu văn hóa là 3.034/6904 hộ (43,94 %) 11/42 thôn, bon (26,19%) đạt danh hiệu thôn, bon văn hóa đến nay toàn huyện có 9.124/12.783 hộ gia đình văn hoá (đạt 71,37%), 50/75 thôn, bon, bản đạt danh hiệu văn hoá (đạt 66,66%) được công nhận danh hiệu văn hóa.

Về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục nội dung trong Chỉ thị và Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em,…đến các tầng lớp nhân dân. Qua đó, tình trạng bạo lực gia đình có xu hướng giảm, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống, có kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình…Hoạt động các câu lạc bộ ngày càng phong phú và sôi nổi. Năm 2007, trên địa bàn huyện chưa thành lập câu lạc bộ nào liên quan đến hoạt động gia đình, đến nay đã có 28 câu lạc bộ không sinh con thứ 3, 13 câu lạc bộ 5 không 3 sạch, 87 câu lạc bộ giúp nhau phát triển kinh tế, 08 câu lạc bộ “Gia đình không bạo lực”, 04 câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc”,…tất cả các câu lạc bộ đều hướng tới xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Các câu lạc bộ đã gắn kết thành viên trong mỗi gia đình sống có văn hóa, yêu thương trách nhiệm đối với gia đình hơn, tình làng nghĩa xóm càng gắn kết đáp ứng nhu cầu giao tiếp, vui chơi giải trí sau những ngày lao động vất vã để cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

Tuy nhiên việc triển khai thực hiện Chỉ thị vẫn còn một số tồn tại yếu kém. Công tác tuyên truyền quán triệt Chỉ thị chưa được rộng khắp và thường xuyên, hình thức tuyên truyền chưa phong phú nhất là các thôn, bon, bản vùng xâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những tồn tại của công tác gia đình chậm được khắc phục, như trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường, đã phát sinh nhiều hiện tượng không lành mạnh trong xã hội xem nhẹ việc giáo dục nếp sống và lối sống, thiếu sự hướng dẫn kịp thời về phong tục, tập quán và áp dụng những quy định cụ thể của nhà nước phù hợp với địa phương, phạt theo lệ làng vẫn còn diễn ra, mê tín dị đoan cùng với nhiều hủ tục, kể cả mốt số hủ tục mới hình thành do thói đua đòi, học theo cách nước ngoài thiếu sự phê phán chọn lọc đã phát triển phổ biến ở nhiều nơi tại địa phương. Trình trạng tảo hôn xuất hiện ngày càng nhiều nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào Mông tại xã Đăk Ngo. Hằng năm trên địa bàn huyện vẫn có hơn 06 hộ gia đình có người tảo hôn, trình trạng ly hôn có xu hướng ngày càng tăng, bạo lực gia đình mà nạn nhận chủ yếu là phụ nữ và trẻ em theo thống kê từ năm 2008 đến nay toàn huyện đã có hơn 128 vụ. Số hộ sử dụng sông, suối, ao, hồ dùng nước sinh hoạt và chưa có hố xí hợp vệ sinh vẫn còn chiếm tỷ lệ cao…Cùng với những thay đổi trong nhận thức văn hóa đã dẫn đến những vụ việc tiêu cực tác hại đến đời sống xã hội những phong tục tập quán tốt đẹp dần thay thế bằng cách sống hiện đại như việc tổ chức đám cưới, đám tang, thích xài hàng ngoại…phổ biến đến tận các thôn, bon, bản xuất hiện hiện tượng “Bán cổ thu tiền” trở thành những vấn đề xã hội nhức nhối, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, lối sống cần kiệm giản dị của dân tộc, phá hoại thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng tới đời sống tinh thần và vật chất nhân dân.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư trong thời gian tới cần: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp với chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành trong việc quan tâm, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nhất là bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khẳng định xây dựng gia đình thời kỳ CNH – HĐH là vấn đề lớn, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể và cộng đồng về tầm quan trọng của công tác gia đình. Tìm hiểu phong tục, tập quán sinh hoạt của từng dân tộc để đề ra chủ trương, nhiệm vụ công tác, đúng đắn của huyện. Tổ chức tốt các phong trào thi đua đặc biệt là chú trọng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư, trên cơ sở tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc,  phát huy vai trò của những người có uy tín trong thôn, bon, bản để tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân trong thực hiện Chỉ thị ngày càng có hiệu quả. Triển khai thực hiện tốt các Chương trình, các giải pháp giảm nghèo góp phần nâng cao đời sống của người dân. Tích cực phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo, tạo đàm, nói chuyện chuyên đề về gia đình và các nội dung trong Chỉ thị, trao đổi kinh nghiệm về công tác gia đình, hằng năm  hướng dẫn và triển khai thu thập chỉ số gia đình để kịp thời nắm bắt tình hình gia đình tại cơ sở và thường xuyên tổ chức các buổi họp mặt, biểu dương khen thưởng các gia đình thực hiện tốt Chỉ thị, điển hình tiên tiến trong việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững./.

Nguồn tin: Phạm Thị Kế
Kỷ niệm 20 Ngày tái lập tỉnh Đắk Nông  (01/01/2004 – 01/01/2024)
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945-19/8/2023) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2023)
Ứng dụng DakNong-C

           Bản đồ

           Học tập Bác

           truy cập nhanh

           Liên kết

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945-19/8/2023) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2023)