Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến đời sống văn hóa, các thiết chế văn hóa được cũng cố, xây dựng, phục vụ đời sống văn hóa của nhân dân; đặc biệt ưu tiên đầu tư cho các hoạt động văn hóa và thông tin vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài việc khôi phục lại hoạt động văn hóa dân gian, nhà văn hóa – khu thể thao tại các thôn, bon, bản, cũng đã được đầu tư xây dựng.

Nhà văn hóa – khu thể thao là nền tảng cho công tác xây dựng đời sống văn hóa, bởi từ những hoạt động cộng đồng của nhà văn hóa – khu thể thao thôn, bon, bản phản ánh đầy đủ nhất giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại của cộng đồng. Hầu hết các nhà văn hóa – khu thể trên địa bàn huyện đều hoạt động hiệu quả và các ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần tích cực vào công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương đồng thời là nơi tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiến thức khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn…Tuy nhiên việc quản lí và sử dụng các nhà văn hóa cộng đồng tại một số nơi trên địa bàn hiện nay còn rất lãng phí.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động nhà văn hóa – khu thể thao cần tổ chức, tập hợp quần chúng và phải đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể, vai trò tự quản của cộng đồng. Thực tế nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm thì nơi đó nhà văn hóa cộng đồng bon hoạt động tốt, vì vậy cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện những giải pháp nâng cao hoạt động nhà văn hóa – khu thể thao.
Huyện Tuy Đức gồm 6 xã, 73 thôn, bon, bản; trong đó: 34 bon, 33 thôn, 6 bản. Giai đoạn 2010 – 2015 toàn huyện đã xây dựng mới được 35 công trình nhà văn hóa – khu thể thao, giai đoạn 2015 đến nay xây dựng mới được 16 nhà văn hóa – khu thể thao. Lũy kế đến nay, toàn huyện có 69/75 thôn, bon, bản có nhà văn hóa – khu thể thao.
Tình trạng hiện nay đã xuống cấp nhiều như: cửa bị hỏng, ván thưng bị mối, mọt. Các trang thiết bị; như bàn ghế, âm thanh và các thiết chế khác đã xuống cấp và hư hỏng; khuôn viên chật hẹp. Kinh phí hoạt động của Ban chủ nhiệm không có, nhà văn hóa – khu thể thao bon BuLanh B không hoạt động hư hỏng nhiều. Công tác quản lí nhà văn hóa cộng đồng do ban chủ nhiệm quản lý. Trưởng thôn, bon, bản làm chủ nhiệm, Bí thư Đoàn Thanh niên CSHCM của thôn, bon, bản làm phó chủ nhiệm, các thành viên gồm thôn, bon, bản phó và các tổ chức đoàn thể ở thôn, bon, bản làm thành biên, Ban Chủ nhiệm thường có 7 người. Tuy nhiên chưa có nguồn kinh phí thường xuyên cho ban chủ nhiệm và chưa qua đào tạo. Vì vậy cần có cơ chế, chính sách hợp lí đối với đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này.
1. Giải pháp quan trọng hàng đầu là tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hoạt động nhà văn hóa cộng đồng cũng cố Ban chủ nhiệm nhà văn hóa – khu thể thao, ban hành quy chế hoạt động có đóng góp ý kiến đồng tình của nhân dân, có kinh phí hoạt động cho Ban chủ nhiệm. Nội dung tổ chức sinh hoạt phong phú và định kỳ gắn với nhu cầu văn hóa của từng thôn, bon, bản. Hiện nay đã có 4/6 xã có cán bộ bán chuyên trách, tuy nhiên phụ cấp ít, chưa qua đào tạo nên chưa phát huy được vai trò quản lí nhà văn hóa – khu thể thao của cán bộ cấp xã.
2. Hằng năm, có kinh phí tu sữa nhà văn hóa – khu thể thao đã xuống cấp, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, dự án,…đóng góp sửa chữa và hỗ trợ một số trang thiết bị như; bàn, ghế loa, âm thanh,…Đầu tư xây dựng một số sân luyện tập thể dục – thể thao, sân bóng chuyền, một số nhà văn hóa cộng đồng có diện tích đất rộng có thể xây dựng sân bóng đá, có tủ sách pháp luật với nhiều đầu sách hoặc trưng bày một số hiện vật của đồng bào dân tộc thiểu số…
3. Bằng các biện pháp và phương thức hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm thu hút đông đảo nhân dân trong thôn, bon, bản tham gia: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của thôn, bon, bản. Tổ chức hoạt động tại chỗ với các loại hình câu lạc bộ, văn nghệ quần chúng,…đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân trong thôn, bon, bản.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa cộng đồng thật sự hấp dẫn người dân ngoài cơ sở vật chất, phương thức hoạt động phong phú gắn với nhu cầu văn hóa của nhân dân và khắc phục tình trạng hoạt động kém hiệu quả của nhà văn hóa cộng đồng. Nhiệm vụ trước mắt cần khắc phục tình trạng nay, để hoạt động nhà văn hóa cộng đồng có hiệu quả là công việc không chỉ của thôn, bon, bản, xã mà cần có sự quan tâm của huyện và ngành chuyên trách mới mong hoạt động nhà văn hóa – khu thể thao đạt hiệu quả. Chú trọng công tác quy hoạch, bố trí trang thiết bị cho nhà văn hóa – khu thể thao phải đồng bộ. Đầu tư xây dựng nhà văn hóa – khu thể thao, đồng thời cùng các thiết chế và trang thiết bị kèm theo. Xây dựng và hoạt động có hiệu quả của nhà văn hóa – khu thể thao, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới thực hiện tốt theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”./.