Hiện nay để tìm con đường phát triển kinh tế và vượt qua những khó khăn hiện tại cảu nền nông nghiệp, nhiều người nông dân xã Đăk Buk So đã thực hiện theo hướng phát triển đa dạng hóa cây trồng.

Tuy nhiên hiệu quả của việc chuyển đổi theo hướng đa cây, đa con vẫn còn nhiều khó khăn cho những người nông dân nghèo. Năm 2015 gia đình ông Trần Văn Luận và bà Dương Kim Thảo chuyển từ Bình Phước lên Tuy Đức lập nghiệp. Bắt tay vào làm kinh tế gia đình ông mua gần 2 ha đất trắng. Do nguồn vốn ít cũng như hạn chế về kỹ thuật chăn nuôi đặc biệt việc cập nhật thị trường tiêu dùng còn hạn chế nên gia đình ông quyết định trồng đa cây ăn trái và Hồ tiêu. Trên diện tích 2 ha đất trắng ấy ông trồng 1600 cây hồ tiêu, 400 cây cà là những cây công nghiệp lâu năm. Diện tích còn lại ông đâu tư trồng cây ăn trái như ổi, sầu riêng, hồng xiêm và chăn nuôi một ít dê, gà.

Dẫu là hướng đi theo việc đa dạng cây trồng tuy nhiên do thiếu nguồn vốn, kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế từ rẫy của gia đình hiệu quả chưa cao. Năng suất cây trồng còn thấp. Đặc biệt giá cả các mặt hàng nông sản gia đình trồng được khá thấp. Do đó gia đình chỉ đủ chi phí trang trải cuộc sống hàng ngày còn việc nâng cao đời sống làm giàu vẫn còn nhiều gian nan. Trên thực tế hiện nay trước những biến động lớn của giá cả các mặt hàng nông sản, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề đến nền nông nghiệp nói chung. Nên việc phát triển kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp, người nông dân vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn. Việc chạy theo số lượng, phá vỡ quy hoạch hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn héc ta chỉ trong thời gian ngắn, là con đường dẫn tới khủng hoảng của nông nghiệp. Hay nói cách khác, chính việc nông nghiệp Tây Nguyên nhanh chóng vươn lên vị trí dẫn đầu về năng suất và sản lượng ở một số ngành hàng, là nguyên nhân dẫn tới đổ vỡ đáng tiếc sau đó. Thực tế này đòi hỏi phải phải nghiêm túc trả lời câu hỏi: Tại sao quy hoạch nông nghiệp ở đây luôn bị phá vỡ? Từ đó có tác động phù hợp, đưa nông nghiệp Tây Nguyên phát triển vừa linh hoạt vừa bài bản, đem lại những lợi ích thỏa đáng. Được biết cả vùng đất Tây Nguyên nói chung được thiên nhiên ban tặng cho nhiều thuận lợi nhất cả nước về sản xuất nông nghiệp, nhưng nông nghiệp ở đây liên tục khủng hoảng và hiện đang chìm trong khó khăn. Nông dân Tây Nguyên dần lâm vào tình cảnh điêu đứng vì giá cả vì dịch bệnh. Đây chính là bài toán nông nghiệp cần được tháo gỡ trong thời gian tới./.