Thứ tư, 27/09/2023
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử huyện Tuy Đức

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945-19/8/2023) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2023)

Trồng cam sành, mang hiệu quả kinh tế cao.

Hồng Hoa, Sao Mai Chia sẻ:

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Đăk Buk So huyện Tuy Đức đã phát triển mô hình trồng cam sành, bước đầu cho hiệu quả kinh tế rất đáng kể.

Gia đình ông Huỳnh Thanh Liêm và bà Ngô Thị Thanh quê ở Đồng Tháp là một điển hình. Năm 2015 gia đình ông bà đã lên Đăk Buk So, Tuy Đức mua 4 ha đất đầu tư trồng Hồ tiêu. Song trong thời gian đầu hiệu quả cây Hồ tiêu không phát triển cọng thêm dịch bệnh. Do đó gia đình ông bà đã chuyển đổi sang trồng 4 ha cây Cam sành trên đất đồi. Sau 4 năm trồng và chăm sóc hiện nay gia đình ông bà đã có một vườn cam trĩu quã và năng suất cao. Với giá bán xô tại vườn dao động từ 12- 15 ngàn đồng/kg (tùy thời điểm), mỗi năm gia đình ông thu khoảng 100 tấn cam. Sau khi trừ hết chi phí, gia đình ông Liêm còn lãi khoảng 400 triệu đồng/năm.

Để vườn cam phát triển xanh tốt, cho trái nhiều, gia đình ông Liêm đã không ngừng học hỏi, tìm tòi các kỹ thuật canh tác, chăm bón để cây cam sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh và cho năng suất cao. Qua 4 năm, ông đã rút ra những bài học quý. “Đầu tiên là mình phải cải tạo đất và xử lý đất bằng vôi bột, sau đó hạ giống. Giống cây phải là những giống chuẩn được mua từ những đại lý có uy tín từ các tỉnh Miền Tây. Khi cây cam ra bông mình mới bón thúc phân để kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây đậu trái nhiều”, ông Liêm chia sẻ kinh nghiệm. Theo ông Liêm việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật xử lý đất, giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, nguồn nước tưới, là khâu chăm sóc đặc biệt cần thiết cho cây cam được gia đình ông chú trọng sử dụng nguồn nước giếng để cung cấp nước liên tục cho cây, đảm bảo cam hấp thu đủ nước, dinh dưỡng trong điều kiện khan hiếm nước. Hiện nay 4 ha cam sành gia đình ông đã được trồng xen sầu riêng. Đây là loại cây ăn trái có năng suất về kinh tế cũng như lâu dài trong phát triển kinh tế của gia đình.

Theo ông Ngô Văn Thịnh – Phó chủ tịch hội nông dân xã Đăk Buk So cho biết, qua đánh giá quá trình phát triển cây cam sành thời gian qua của gia đình ông Liêm là khá phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở khu vực địa phương. Đến thời điểm này, trên địa bàn xã đã phát triển diện tích cây cam sành 10ha đang cho thu hoạch. Cây cam chủ yếu phát triển trên đất đồi, thay thế các loại cây trồng đã chết và kém hiệu quả như Hồ tiêu, cà phê, tuy nhiên khi chuyển qua trồng cam, quýt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là các hộ trồng cam hiệu quả đều xuất phát từ các nhà vườn trồng cam lâu năm ở miền tây về Đăk Buk So lập nghiệp, từ kinh nghiệm sẵn có cộng thêm việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mà sản lượng và hiệu quả kinh tế của cây cam sành trên địa bàn xã ngày càng cao.

Mô hình này cũng phù hợp với chủ trương của huyện Tuy Đức là khuyến khích nông dân phát triển các loại cây trồng có nhiều tiềm năng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương./.

Nguồn tin: Hồng Hoa, Sao Mai
Kỷ niệm 20 Ngày tái lập tỉnh Đắk Nông  (01/01/2004 – 01/01/2024)
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945-19/8/2023) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2023)
Ứng dụng DakNong-C

           Bản đồ

           Học tập Bác

           truy cập nhanh

           Liên kết

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945-19/8/2023) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2023)