image banner
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN CÀ PHÊ NIÊN VỤ 2024-2025
Lượt xem: 190
Hiện nay, người trồng cà phê ở huyện Tuy Đức đang bước vào thu hoạch cà phê. Những hộ sản xuất cà phê theo mô hình bền vững cần nắm vững kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quản để cà phê đảm bảo chất lượng.

1. Kỹ thuật thu hoạch cà phê

A person picking coffee beans from a tree Description automatically generated

Người dân thu hoạch cà phê. Ảnh: Internet

- Thời gian thu hoạch cà phê kéo dài từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau (tập trung vào tháng 11-12), tùy thuộc vào giống, điều kiện canh tác và vùng sản xuất. Do đó cần tập trung thu hái nhanh, gọn những vườn có tỷ lệ quả chín đạt tiêu chuẩn, tạo điều kiện ra hoa đồng loạt vào vụ sau.

- Thời điểm thu hoạch trong vụ: Được xác định bởi tỷ lệ quả chín trên vườn cây. Khi trên vườn có khoảng từ 20-25% quả chín có thể tiến hành thu hoạch đợt một; sau đó cứ cách khoảng từ 15 đến 20 ngày hái đợt tiếp theo.

- Để đảm bảo chế biến hiệu quả và chất lượng sản phẩm sau cùng, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9278:2012 cà phê quả tươi.

- Yêu cầu kỹ thuật quy định chất lượng cà phê quả tươi đưa vào chế biến phải đạt các yêu cầu nêu trong bảng sau:

Bảng: Yêu cầu kỹ thuật đối với cà phê quả tươi

Chỉ tiêu

 

Tỷ lệ

quả chín

(%)

 

Tỷ lệ quả khô, quả chùm, quả xanh (%)

 

Tỷ lệ quả

lép (%)

 

Tỷ lệ tạp

chất và

quả xanh

non (%)

 

Tỷ lệ quả

thối, mốc

(%)

 

Cho chế

biến ướt

≥ 90

≤ 9

≤ 3

≤ 1

≤ 1

 

Cho chế

biến khô

≥ 80

≤ 15

≤ 5

≤ 2

≤ 1

 

- Để chất lượng cà phê đạt cao nhất, quả cà phê được thu hoạch đúng độ chín, không thu hái quả xanh, non hoặc để quả chín quá, khô rụng dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm; không được hái cả chùm trái lẫn lá và cành nhỏ để đảm bảo chất lượng cành dự trữ cho niên vụ sau.

- Thực hiện thu hái theo từng cây, đi theo từng hàng, từng lô, dùng bạt sạch trải dưới tán cây để quả không bị dính đất, hái từ trên cao xuống thấp; tùy theo chế độ chăm sóc, đặc điểm của từng giống cà phê để bố trí các đợt thu hoạch cho phù hợp. Trong đó, công tác thu hái cà phê được thực hiện ít nhất 2 đợt trở lên trong một vụ thu hoạch.

- Đối với những khu vực cà phê chưa thu hoạch xong đã nở hoa do thời tiết bất thường: Cần theo dõi tình trạng ra hoa và diễn biến của thời tiết; chú ý ngừng thu hoạch trước và sau khi hoa nở 3 ngày (vì dễ gây rụng hoa, làm hỏng các mắt mầm trên cành, dẫn đến đợt ra hoa tiếp theo không đạt thậm chí cây không ra hoa đợt hai, cho năng suất kém).

- Chăm sóc vườn cà phê sau thu hoạch: Đối với những vườn đã thu hoạch xong thực hiện vệ sinh vườn cây như: cắt cành, tạo tán, loại bỏ những cành khô, cành sâu bệnh,... chăm sóc và áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM ngay từ đầu vụ nhằm cắt đứt nguồn sâu bệnh lây lan qua vụ sau. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị vật tư cho niên vụ tiếp theo (máy móc và vật tư phục vụ tưới, phân bón...).

- Hướng dẫn người dân các quy trình ủ vỏ cà phê để sản xuất phân hữu cơ, tận dụng các phụ phẩm trong quá trình sản xuất, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm mức đầu tư phân bón, giảm chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận cho người sản xuất, dần hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả theo Thông tư số 19/2019/TT-BNNPTNT, ngày 15/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng.

2. Đối với biện pháp sơ chế và bảo quản cà phê sau thu hoạch

Quy trình thu hoạch và cách thức lựa chọn hạt cà phê đạt tiêu chuẩn cao

A person using a shovel to dig a dirt area Description automatically generated

Người dân phơi cà phê. Ảnh: Internet

- Thực hiện rà soát, chuẩn bị, chủ động sân phơi, lò sấy trước khi thu hoạch cà phê; đối với sân phơi phải thoát nước tốt, không đọng nước, không gần chuồng gia súc, không chứa phân (phân chuồng, phân vi sinh) và các hóa chất.

- Cà phê sau khi thu hoạch, tiến hành vận chuyển đến nơi phơi (sấy) trong thời gian ngắn nhất nhằm hạn chế hiện tượng nấm mốc phát triển làm giảm chất lượng cà phê nhân. Trường hợp không vận chuyển hay sơ chế kịp thời, quả cà phê phải được đổ trên nền sạch, khô ráo, thoáng mát và không được đổ đống dày quá 40 cm.

- Thực hiện các biện pháp chế biến khô, chế biến ướt theo đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt nhất. Đối với hạt cà phê được phơi (sấy) đạt độ ẩm dưới 13%.

- Phương tiện vận chuyển và bao bì đựng cà phê phải sạch, không nhiễm phân bón, thuốc BVTV, hóa chất, phân gia súc,...

- Nơi bảo quản cà phê phải khô ráo, không bảo quản chung cà phê với các vật tư nông nghiệp khác (phân bón, thuốc BVTV, hóa chất...). Các bao đựng cà phê phải được xếp cách mặt đất từ10–15cm để tránh làm hạt cà phê bị ẩm, mốc, đen... làm giảm chất lượng cà phê./.

TTVH-TT&TT huyện Tuy Đức

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 22° - 25° icon
image advertisement
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1