image banner
Điều kiện tự nhiên
Lượt xem: 205

Tài nguyên đất

Tài nguyên đất trên địa bàn huyện tuy không có nhiều nhóm đất, nhưng trong mỗi nhóm đất có khá nhiều loại đất. Theo phương pháp phân loại đất, tài nguyên đất của huyện được chia thành 2 nhóm đất chính với 8 đơn vị đất. Cụ thể:

Nhóm đất mới biến đổi: Diện tích 2.471,42 ha chiếm 2,2% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các vùng có địa hình thấp ven các sông suối ngập cục bộ theo thời gian, quá trình tích tụ sắt nhôm diễn ra khá mạnh, đất thường có phản ứng chua đến rất chua. Bao gồm: đất mới biến đổi giàu mùn (CM.hu): Có diện tích 2.120,32 ha, thích nghi cho việc trồng lúa, màu. Phân bố ở các xã Quảng Trực, Quảng Tâm, Quảng Tân và Đắk R’tih. Đất mới biến đổi đọng nước, sỏi sạn sâu (CM.st.sk2): Có diện tích 315,10 ha, loại đất nàỵ thích hợp cho việc trồng lúa, lúa – màu, màu và được phân bố ở xã Đắk Buk So.

Nhóm đất đỏ: Diện tích lớn nhất với 108.787,05 ha, chiếm 96,94% tổng diện tích tự nhiên, được chia thành 6 loại đất sau: (1) Đất đỏ tầng mỏng (Fd.tm): Có diện tích 1.619,75 ha, phân bố chủ yếu ở 3 xã là Đắk Buk So, Quảng Tâm và Đắk R’tih, thích hợp cho việc trồng lúa, lúa – màu, màu, cây ăn quả và trồng rừng. (2) Đất nâu vàng, chua (Fd.c.xa): Diện tích 1.917,43 ha, phân bố chủ yếu phân bố chủ yếu ở xã Quảng Tân và một phần diện tích nhỏ ở Đắk R’tih, Đắk Ngo, thích nghi cho việc trồng màu, điều, cây ăn quả và trồng rừng. (3) Đất đỏ chua, nghèo kiềm (Fd.c.vt): Có diện tích 219,01 ha, phân bố ở xã Quảng Trực, loại đất này thích nghi cho việc trồng màu, cà phê, điều, cây ăn quả, cao su và trồng rừng. (4) Đất giàu mùn, nâu đỏ (Fd.hu.r): Có diện tích 10.369,24 ha, phân bố tập trung ở xã Quảng Trực và một phần nhỏ diện tích ờ Đăk Ngo, thích nghi cho việc trồng màu, cà phê, điều, tiêu, cây ăn quả, cao su và trồng rừng. (5) Đất sỏi đỏ sạn nông, có tầng loang lô (Fd.skl.fr): Có diện tích 3.576,34 ha, phân bố ở xã Quảng Trực và Đăk Buk So,thích hợp cho việc trồng màu, cà phê, điều, cây ăn quả, cao su và trầm lùng. (6) Đất đỏ chua, rất nghèo kiêm (Fdc.gr): Có diện tích lớn nhấ với 91.085,58 ha, phân bố ở tât cả các xã trên địa bàn huyện.

Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, trên địa bàn huyện Tuy Đức có 55.708,8 ha đất rừng, chiếm 49,64% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích rừng sản xuất 45.745,23 ha, chiếm 40,76% diện tích tự nhiên; rừng phòng hộ có 9.963,57 ha, chiếm 8,88% diện tích tự nhiên. Thảm thực vật rừng tự nhiên của huyện khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ quý như: cẩm Lai, Giáng Hương, Gõ Đỏ, Dâu Rái, Lá Buông,… Rừng trồng chủ yếu là Keo Lai, Bạch Đàn, Xà Cừ và các loại cây chịu hạn khác. Nhìn chung, tổng trữ lượng rừng còn khá lớn, song đang bị suy giảm nhanh chóng do tình trạng chặt phá, lân chiêm rừng diễn biến ngày càng phức tạp.

Ngoài ra huyện còn có tiềm năng rất lớn trong khai thác các loại nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng như đất bồi nền; puzơlan làm nguyên liệu cho xi măng, gạch ceramic; đá bazan bọt làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát cách âm, cách nhiệt, sợi chịu nhiệt,…

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Tin liên quan
Đắk Nông 22° - 23° icon
image advertisement
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1