image banner

image

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC HUYỆN TUY ĐỨC 
Lịch sử hình thành và phát triển

Huyện Tuy Đức được thành lập theo Nghị định 142/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ; nằm ở phía Tây của tỉnh Đăk Nông với tổng diện tích tự nhiên là 111.924 ha, chiếm 17,2% toàn tỉnh; dân số trên 52 nghìn người, phân bố trên địa bàn 6 xã. Địa giới hành chính: phía Bắc giáp với Vương quốc Campuchia; phía Đông Nam giáp huyện Đăk R’Lấp; phía Đông Bắc giáp huyện Đăk Song; phía Tây và Tây Nam giáp Bình Phước.

Là huyện biên giới, cách trung tâm tỉnh lỵ Gia Nghĩa, Đăk Nông khoảng 50 km, có Quốc lộ 14C, Tỉnh lộ 686, 681 chạy qua, có cửa khẩu Buk Prăng tiếp giáp với biên giới Campuchia…là những điều kiện thuận lợi cho phát kinh tế, nhất là thương mại và du lịch.

Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư, hỗ trợ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và của Trung ương, sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh và sự đoàn kết nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn vươn lên của toàn Đảng bộ, chính quền và Nhân dân huyện Tuy Đức và đạt nhiều thành quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, công nghiệp, các tiềm năng, lợi thế đất đai, khí hậu, cảnh quan đang từng bước được khai thác đúng hướng, đã quy hoạch các vùng chuyên canh với các loại cây trồng chính như: lúa, cao su, cà phê, khoai lang và mắc ca. Theo báo cáo kinh tế – xã hội năm 2018 của UBND huyện, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp huyện chiếm 78,72%, công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 7,71% và dịch vụ là 13,57%.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt bình quân trên 9,2%/năm. Công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng được chú trọng, mỗi năm giảm từ 44% – 50% số vụ và diện tích rừng bị phá so với năm trước, hàng năm diện tích rừng bị phá so với năm trước, hàng năm diện tích rừng tập trung ước đạt 100 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,7%.

Hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện có những bước phát triển mới. Đến nay tỷ lệ cứng hóa đường huyện đạt 70%, cứng hóa đường xã đạt 80% và 100% số bon, bản có từ 1 – 2 km đường cứng hóa. Đảm bảo nguồn tưới cho 52% diện tích cây trồng có cầu tưới, xây dựng, nâng cấp và sửa chữa được 21 công trình hồ, đập thủy lợi (có quy mô vừa và nhỏ); kiên cố hóa trên 12,5 km tuyến kênh mương tưới tiêu, đầu tư xây dựng mới 9 cây cầu (bê tông cốt thép) bắc qua suối, đảm bảo an toàn cho người dân đi lại trong các tháng mùa mưa. Hệ thống lưới điện từng bước được cải tạo, nâng cấp, mở rộng đến các xã, toàn huyện đã có 100% thôn, bon, bản, có điện lưới quốc gia, 98% số hộ dân được sử dụng điện.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ và đã đạt được kết quả tích cực, từng bước làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn; số tiêu chí bình quân các xã đạt 9,8 tiêu chí, trong đó có 03 xã đạt 11 tiêu chí (Quảng Tân, Đăk Buk So, Quảng Trực); 01 xã đạt 10 tiêu chí (Đăk R’Tih), 02 xã đạt 07 tiêu chí (Quảng Tâm, Đăk Ngo).

Lĩnh vực giáo dục tiếp tục được quan tâm, cơ sở vật chất dần đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học. Quy mô giáo dục của huyện tiếp tục được mở rộng, toàn huyện có 33 trường học các cấp, trong đó có 6 trường đạt chuẩn Quốc gia…

Công tác y tế và chăm sóc sức khỏa nhân dân ngày càng được chú trọng, chất lượng điều trị và phục vụ từng bước được cải thiện. Tập trung đầu tư, xây dựng bệnh viện Đa khoa huyện và đưa vào sử dụng với thiết kế 100 giường bệnh; mạng lưới y tế cơ sở dân được cũng cố và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động y tế dự phòng và chăn sóc sức khỏa ban đầu cho nguời dân.

Cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện gồm 23 dân tộc chung sống đoàn kết, cần cù chịu khó, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, với những nét phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, tập quán sinh hoạt, văn hóa đặc sắc riêng…làm đa dạng và phong phú đời sống văn hóa sinh hoạt cộng đồng, cùng những thành tựu đạt được trong lao động, sản xuất…đã đánh dấu sự nỗ lực vươn lên không ngừng của người dân xây dựng nên mảnh đát này. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao. Đến nay trên toàn huyện đã có 58/73 chiếm (79,45%) thôn, bon, bản đạt danh hiệu văn hóa, hộ gia đình đạt văn hóa 10.521/13.725 hộ (76,65%). Thiết chế văn hóa của huyện từng bước được cũng cố trên địa bàn huyện có: 04 bưu điện văn hóa xã, 06 trạm truyền thanh, truyền hình, 02 sân khấu ngoài trời, 29 thôn có nhà văn hóa – khu thể thao, 34 bon và 02 bản có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, 05 xã có nhà văn hóa thể thao. Có45 sân vận động bao gồm sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông…

Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2015 – 2020) bình quân giảm 3%/năm, trong đó đồng bào DTTS tại chỗ bình quân giảm 5%/năm.

Tình hình an ninh chính trị , trật tụ an toàn xã hội, an ninh biên giới được giữ vững, ổn định không để bị động bất ngờ. Các ngành chức năng của huyện đã phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, chủ động trong công tác đấu tranh với các loại tội phạm. Tuy nhiên, tình hình an ninh trật tự, an ninh nông thôn vẫn chứa đựng nhiều tiềm ẩn, phức tạp và chiều hướng gia tăng, hoạt động khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến tranh chấp đất đai diễn ra phổ biến, đặc biệt tranh chấp giữ người dân và doanh nghiệp thực hiện dự án nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Trải qua bao thế hệ với lịch sử đấu tranh, truyền thống cách mạng và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, mảnh đất Tuy Đức đã sản sinh và nuôi dưỡng nhiều người con ưu tú viết nên trang sử quê hương rạng rỡ với truyền thống văn hóa đặc sắc gắn liền với truyền thống anh dũng kiên cường trong đấu tranh cách mạng. Ngày nay trên địa bàn huyện còn để lại nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như: khu di tích quốc gia các địa điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân pháp của đồng bào M’Nông do N’Trang Lơng lãnh đạo; Bia tưởng niệm Henry Maitre do thực dân Pháp xây dựng…đang được bảo vệ và đầu tư khai thác trong thời gian tới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện Tuy Đức vẫn còn nhiều khó khăn: quy mô kinh tế của huyện còn thấp so với các huyện khác trong tỉnh; chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển; chưa tạo được sự đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Xây dựng nông thôn mới còn chậm; tình hình phá rừng diễn biến còn phức tạp; an ninh trật tự còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định…

Để tiếp tục phát huy ngững thành quả đạt được trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền Nhân dân huyện Tuy Đức tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc trong toàn huyện; quyết tâm phấn đấu, tập trung thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về kinh tế – xã hội – an ninh- quốc phòng mà Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Đức lần thứ III, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra.

Nhìn lại, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, bộ mặt huyện Tuy Đức hôm nay đã có nhiều đổi thay. Bước đường đi về phía trước của huyện Tuy Đức vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, song cũng có nhiều cơ hội thuận lợi để hứa hẹn những thành công mới. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Tuy Đức tiếp tục phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được và truyền thống tốt đẹp, đoàn kết một lòng, nêu cao ý chí tự lực, tự cường; không ngừng đổi mới, quyết tâm xây dựng quê hương Tuy Đức đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, góp phần cùng với toàn tỉnh Đăk Nông và cả nước phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đắk Nông 28° - 29° icon
image advertisement
Xem thêm
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1