image banner
Giới thiệu chung

Huyện Tuy Đức được thành lập theo Nghị định 142/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Huyện Tuy Đức nằm ở phía Tây của tỉnh Đăk Nông với tổng diện tích tự nhiên là 111.924 ha, chiếm 17,2% diện tích toàn tỉnh; dân số trên 52 nghìn người, phân bố trên địa bàn 06 xã. Địa giới hành chính: phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Đông Nam giáp huyện Đăk R’ Lấp; phía Đông Bắc giáp huyện Đăk Song;phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước.


Anh-tin-bai

Là huyện biên giới, cách trung tâm tỉnh lỵ Gia Nghĩa, Đắk Nông khoảng 50 km, có Quốc lộ 14C, Tỉnh lộ 686,681 chạy qua, có cửa khẩu Buk Prăng tiếp giáp với biên giới Campuchia,… là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là thương mại và du lịch.

Cũng như các vùng lân cận, địa hình của Tuy Đức nhìn chung khá phức tạp, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 800 đến 1.200m và bị chia cắt mạnh, thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và chia thành 3 dạng địa hình chính gồm: Dạng cao nguyên Bazan, Phân bố ở khu vực phía Bắc và Tây Bắc của huyện, có độ cao từ 700m-900m thuộc địa bàn các xã Quảng Trực, Quảng Tân, Đăk Buk So, Quảng Tâm, Đăk R’Tih. Phần đỉnh cao nguyên tương đối ít dốc, song phần sường rất dốc và chia cách mạnh. Thảm thực vật chủ yếu là thảm cỏ, cây bụi, rừng lồ ô, tre nữa,…; Dạng gò, đồi núi thấp, phân bố ở phía Nam và Tây Nam của huyện, thuộc phần còn lại của xã Quảng Trực và toàn bộ xã Đăk Ngo. Độ cao trung bình từ 400m – 700m, độ dốc dưới 1.500m. Thảm thực vật chủ yếu là cây lâu năm, lúa nước, rừng trồng xen lẫn các trảng cỏ. Dạng thung lũng bồi tụ: phân bố ven các dòng song suối nhỏ hẹp, với độ dốc từ 0 – 80, được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ mẫu chất phù sa, dốc tụ. Thảm thực vật chủ yếu cây nông nghiệp ngắn ngày.

           Về khí hậu, Tuy Đức nằm trong vùng ảnh hưởng của gió mua Tây Nam và mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm với 2 mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung tới 90% lượng mưa hang năm, mùa khô từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau, có lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ trung bình năm là 22oC, tháng cao nhất 35,5oC (tháng 4), tháng thấp nhất 14,0oC(tháng 2) thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nhiệt đới. Số giờ nắng trung bình dao động từ 1.600 – 2.300 giờ/năm, độ ẩm trung bình hang năm khoảng 86,0%. Tuy Đức chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió mua Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10 và gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhìn chung, đặc điểm điều kiện khí hậu của huyện khá thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây thực phẩm có giá trị kinh. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố theo mùa, nhiều nắng và gió, địa hình dốc, lượng bốc hơi cao, thiếu nước nghiêm trọng vào mua khô đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.

Hệ thống sông suối của Tuy Đức bắt nguồn từ phía Đông Bắc chảy về phía Tây Nam hoặc về phía Nam. Các sông, suối khá nhiêu (mật độ sông suối bình quân đạt 1,06 km/km2), nhưng đa phần có lưu vực hẹp, độ dốc lòng sông lớn, lưu lượng dòng chảy phụ thuộc nhiều vào chế độ mưa. Các sông, suôi chính trên địa bàn huyện, gôm: Suối Đăk R’tih bắt nguồn từ xã Đắk Buk So đến hết xã Quảng Tân, diện tích lưu vực là 200,2 km2 với tổng chiều dài suối chính và các nhánh khoảng 194 km. Suối Đắk R’Lấp bắt nguồn từ xã Đắk R’Tih qua các xã Quảng Tân, Quảng Tín, với diện tích lưu vực 277,5 km2, tổng chiều dài sông chính và các nhánh khoảng 250 km. Suối Đắk Buk So chảy theo ranh giới huyện Tuy Đức với huyện Đắk Song, thuộc các xã Đắk Buk So, Đắk R’tih, Quảng Tân với diện tích lưu vực khoảng 98 km2, tổng chiều dài suối chính và các nhánh khoảng 112 km. Suối Đắk G’lun bắt nguồn từ ranh giới giữa huyện Tuy Đức với Campuchia và huyện Đắk Song, thuộc các xã Đắk Buk So, Quảng Trực và Quảng Tín, với diện tích lưu vực là 197 km2 với tổng chiều dài suối chính và các nhánh khoảng 208 km. Suối Đắk Huýt chạy dọc theo ranh giới giữa huyện Tuy Đức với Campuchia, thuộc xã Quảng Trực, với diện tích lưu vực là 168,1 kmvới tổng chiều dài suối chính và các nhánh khoảng 149,7 km. Suối Đắk R’keh, thuộc xã Quảng Trực, diện tích lưu vực là 178 km2 với tổng chiều dài suối chính và các nhánh khoảng 188 km. Suối Đắk Yeul thuộc xã Quảng Trực, diện tích lưu vực là 143 km2 với tổng chiều dài suối chính và các nhánh khoảng 188 km.

Nhìn chung, hệ thống sông suối trên địa bàn huyện Tuy Đức được phân bổ đều khắp ở các khu vực trong huyện, với tổng lượng mưa trong năm vào khoảng 2,58 tỷ m3, góp phần quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Cơ cấu tổ chức
image advertisement