Tham dự buổi làm việc có đồng chí Bùi Ngọc Sơn – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm trưởng đoàn. Về phía huyện Tuy Đức có đồng chí Đinh Ngọc Nhân – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Nguyễn Văn Anh – HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện và lãnh đạo các phòng, ban liên quan.
Quang cảnh Hội nghị
Theo báo cáo của huyện, tổng kế hoạch vốn được giao thực hiện Chương trình giai đoạn 2022- 2024 là 320.615 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư là 218.629 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 101.986 triệu đồng để thực hiện 10 dự án thành phần; đến nay, huyện đã thực hiện giải ngân được tổng số tiền là 295.244 triệu đồng, đạt 92,09% kế hoạch.
Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt đã triển khai hỗ trợ đất ở cho 14/29 hộ, đạt 41,41% kế hoạch; tổng số nhà ở được hỗ trợ là 156 căn, đã làm xong 133 căn, đang làm 4 căn, còn 19 căn chưa thực hiện, giải ngân: 6.714/10.659,5 triệu đồng, đạt 62,99% kế hoạch; về hỗ trợ đất sản xuất đã thực hiện điều chỉnh theo cơ chế đặc thù; hỗ trợ chuyển đổi nghề đã hỗ trợ cho 105/105 hộ; giải ngân 1.020/1.050 triệu đồng; đạt 97,14% kế hoạch; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán đã giải ngân: 1.041,4/1.422 triệu đồng; đạt 73,23% kế hoạch; Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung đã hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, hiện đã giải ngân 2.510,5/3.000 triệu đồng, đạt 83,68% kế hoạch vốn giao.
Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cƣ ở những nơi cần thiết đã triển khai thực hiện 02 dự án gồm: Dự án ổn định dân cư tự do cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn xã Quảng Tân đã giải ngân 67.417/67.831 triệu đồng, đạt 99,39% kế hoạch vốn; tiến độ thực hiện đạt 65% khối lượng. Dự án ổn định dân cư tự do cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn xã Quảng Tâm đã giải ngân 35.479/35.479 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn; tiến độ thực hiện đạt 43% khối lượng.
Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đến nay đã thực hiện giải ngân 15.637,5 triệu đồng, đạt 84,99% kế hoạch. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc đến nay đã thực hiện giải ngân là 155.680,1/168.654,6 triệu đồng, đạt 92,31% kế hoạch. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đến nay đã thực hiện giải ngân là 539,4/1.353,4 triệu đồng, đạt 39,86% kế hoạch. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch đến nay đã thực hiện giải ngân là 2.270,7/4.928 triệu đồng, đạt 46,08% kế hoạch. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc ngƣời dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã thực hiện giải ngân là 1.745/1.745 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.
Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em đã thực hiện hiện giải ngân là 929,8/1.122 triệu đồng, đạt 82,87% kế hoạch, số còn lại thực hiện thủ tục chuyển nguồn sang năm 2025 tiếp tục triển khai thực hiện theo quy định. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít ngƣời và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn đã thực hiện giải ngân là 936,74/1.168 triệu đồng, đạt 80,20% kế hoạch, số còn lại thực hiện thủ tục chuyển nguồn sang năm 2025 tiếp tục triển khai thực hiện theo quy định. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình đã thực hiện giải ngân là 2.290,8/2.527,5 triệu đồng, đạt 90,63% kế hoạch.
Quá trình triển khai thực hiện Chương trình đã tạo điều kiện cho các hộ có diện tích đất để làm nhà ở ổn định, các hộ được hỗ trợ đất sản xuất từng bước phát triển sản xuất trên diện tích đất được hỗ trợ để nâng cao thu nhập hộ gia đình, giảm bớt khó khăn về tình trạng thiếu lương thực; góp phần làm tăng sản lượng lương thực của địa phương, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống và củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nói chung và trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Một số địa phương không còn quỹ đất sản xuất để hỗ trợ đã chuyển nội dung hỗ trợ về đất sản xuất sang hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề, những hộ này đã thực hiện các nội dung như: chăn nuôi bò, gia cầm sinh sản; mua máy móc, nông cụ, cây giống, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp đã góp phần giúp cho các hộ gia đình có động lực phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống gia đình, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, ổn định cuộc sống lâu dài, đặc biệt đã góp phần thiết thực vào thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Đồng chí Bùi Ngọc Sơn – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh kết luận Hội nghị
Kết luận Hội nghị, đồng chí Bùi Ngọc Sơn – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh ghi nhận và đánh giá cao việc triển khai thực hiện chương trình; nguồn vốn giải ngân của huyện đứng thứ hai toàn tỉnh; đồng thời đề nghị từ nay đến hết năm 2025 huyện phải phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu lớn như: giảm tỷ lệ hộ nghèo 5,5%, hoàn thành chỉ tiêu cơ sở hạ tầng và chỉ tiêu đưa 03 xã, 25 thôn, bon ra khỏi đặc biệt khó khăn. Về nhà ở: đối với 69 căn nhà đã điều chỉnh chuyển nguồn theo Nghị quyết 111/2024/QH15 của Quốc hội thì phải chỉ đạo các xã rà soát lại các đối tượng để bổ sung hỗ trợ làm nhà đảm bảo kế hoạch giao giai đoạn 2021-2025 là 225 căn…/.