image banner
Cách phát hiện thiết bị theo dõi bằng điện thoại
Lượt xem: 158
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, việc bảo mật thông tin cá nhân và quyền riêng tư trở thành một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu...

    Một trong những mối đe dọa phổ biến hiện nay là bị theo dõi qua thiết bị điện tử. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách phát hiện thiết bị theo dõi bằng điện thoại nhằm bảo vệ sự an toàn và quyền riêng tư của bạn.

Phát hiện thiết bị theo dõi bằng điện thoại

1. Quét bluetooth

    Nhiều thiết bị theo dõi sử dụng bluetooth để giao tiếp với các thiết bị được ghép nối. Bạn có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét các thiết bị bluetooth gần đó.

    Vào cài đặt bluetooth của điện thoại và bắt đầu quét. Nếu bạn thấy bất kỳ thiết bị lạ nào, đặc biệt là những thiết bị có tên chung chung hoặc không có tên, đó có thể là thiết bị theo dõi.

    Ngoài ra, một số ứng dụng như “bluetooth scanner” cho Android có thể cung cấp thông tin chi tiết hơn về các thiết bị bluetooth gần đó, bao gồm cường độ tín hiệu và loại thiết bị. Điều này có thể giúp bạn xác định vị trí của thiết bị theo dõi.

2. Quét Wi-Fi

    Các thiết bị theo dõi cũng có thể kết nối với mạng Wi-Fi. Bằng cách kiểm tra cài đặt Wi-Fi của điện thoại, bạn có thể thấy danh sách các mạng và thiết bị gần đó. Nếu có bất kỳ kết nối lạ hoặc đáng ngờ nào, thì có thể đó chính là một thiết bị theo dõi đã tạo ra mạng Wi-Fi riêng và xuất hiện dưới dạng mạng không xác định hoặc không bảo mật.

    Các ứng dụng như “Wi-Fi Analyzer” có thể giúp bạn phân tích các mạng xung quanh, cung cấp chi tiết về cường độ tín hiệu và loại mạng, điều này có thể hữu ích trong việc xác định các thiết bị theo dõi.

Zalo

Cách phát hiện thiết bị theo dõi bằng điện thoại. (Ảnh minh họa)

3. Ứng dụng chuyên dụng

    Có một số ứng dụng được thiết kế đặc biệt để phát hiện thiết bị theo dõi. Đối với iOS, “Tracker Detect” có thể giúp bạn tìm AirTags và hay các thiết bị phụ kiện khác có thể đang di chuyển cùng bạn.

4. Kiểm tra bằng mắt thường

    Sử dụng đèn pin của điện thoại, bạn có thể tiến hành kiểm tra vật lý xung quanh. Các thiết bị theo dõi có thể được giấu ở nhiều nơi khác nhau, chẳng hạn như dưới xe, trong túi xách hoặc trong nhà của bạn. Chiếu đèn pin vào các khu vực tối hoặc khó tiếp cận để xem có bất kỳ vật thể nhỏ, lạ nào không. Chú ý đến những nơi mà thiết bị theo dõi có thể dễ dàng bị che giấu. Phương pháp này đặc biệt hữu ích nếu bạn nghi ngờ một khu vực hoặc vật phẩm cụ thể có thể đã bị xâm phạm.

5. Ứng dụng phát hiện RF

    Các ứng dụng phát hiện tần số vô tuyến (RF) sử dụng cảm biến của điện thoại để phát hiện tín hiệu RF phát ra từ các thiết bị theo dõi. Các ứng dụng này có thể xác định các tín hiệu RF bất thường và chỉ ra sự hiện diện của thiết bị theo dõi.

    Các ứng dụng như “RF Detector” cho Android có thể quét tín hiệu RF và cảnh báo bạn nếu chúng tìm thấy bất kỳ điều gì đáng ngờ. Phương pháp này hiệu quả trong việc phát hiện các thiết bị sử dụng giao tiếp RF, chẳng hạn như camera ẩn hoặc thiết bị theo dõi GPS.

6. Quét NFC

    Giao tiếp trường gần (NFC) là một công nghệ được sử dụng cho giao tiếp tầm ngắn. Một số thiết bị theo dõi sử dụng NFC để giao tiếp với các thiết bị được ghép nối. Bạn có thể sử dụng tính năng NFC của điện thoại để quét các thẻ NFC gần đó. Vào cài đặt điện thoại và bật NFC, sau đó giữ điện thoại gần khu vực bạn nghi ngờ có thể có thiết bị theo dõi. Nếu điện thoại của bạn phát hiện thẻ NFC, nó sẽ cảnh báo bạn. Phương pháp này ít phổ biến hơn nhưng có thể hữu ích trong việc phát hiện một số loại thiết bị theo dõi.

Phát hiện ứng dụng theo dõi cài trên điện thoại

    Đôi khi chính điện thoại của bạn có thể biến thành thiết bị theo dõi nếu bị cài những ứng dụng xấu. Các ứng dụng gián điệp thường được cài đặt trên điện thoại nhằm theo dõi và đánh cắp thông tin cá nhân. Để phát hiện và vô hiệu hóa, hãy thực hiện các phương pháp sau

1. Kiểm tra danh sách ứng dụng:

    Hãy vào phần cài đặt, chọn "Ứng dụng" hoặc "Quản lý ứng dụng", và duyệt qua danh sách các ứng dụng. Nếu bạn thấy ứng dụng nào không quen thuộc hoặc có tên gọi lạ, hãy tìm hiểu ngay lý do vì sao nó có mặt trên điện thoại của bạn.

    Xem xét quyền truy cập của ứng dụng: Các ứng dụng gián điệp thường yêu cầu nhiều quyền truy cập. Trong phần cài đặt ứng dụng, hãy kiểm tra các quyền mà mỗi ứng dụng yêu cầu. Nếu thấy quyền truy cập không hợp lý, hãy xem xét gỡ bỏ hoặc vô hiệu hóa ứng dụng đó.

2. Sử dụng ứng dụng phát hiện spyware

Các ứng dụng phòng chống spyware đồ sộ có thể giúp bạn quét và phát hiện các phần mềm gián điệp:

    Malwarebytes: Ứng dụng này cung cấp khả năng quét toàn diện nhằm phát hiện và loại bỏ các phần mềm độc hại, bao gồm cả spyware.

    Avast Mobile Security: Ngoài tính năng bảo mật, Avast Mobile Security cũng hỗ trợ phát hiện hoạt động theo dõi.

    Anti Spy Mobile: Đây là một ứng dụng chuyên dùng để phát hiện các phần mềm gián điệp.

3. Kiểm tra sự thay đổi hiệu suất đột ngột

    Thiết bị của bạn có thể có dấu hiệu bị theo dõi khi hiệu suất đột ngột giảm sút:

    Pin tụt nhanh: Nếu thiết bị của bạn đột ngột tiêu tốn pin nhiều hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu của việc chạy ứng dụng ngầm.

    Thiết bị nóng: Nếu thiết bị của bạn trở nên nóng bất thường, có thể có ứng dụng nào đó đang hoạt động liên tục, gây tiêu hao năng lượng.

    Hiệu suất chậm: Nếu điện thoại của bạn trở nên chậm chạp và mất thời gian lâu hơn để thực hiện các tác vụ thông thường, có thể có ứng dụng gián điệp đang hoạt động ngầm.

4. Giám sát lượng dữ liệu sử dụng

    Các thiết bị theo dõi thường gửi dữ liệu về cho kẻ tấn công thông qua kết nối internet.

    Kiểm tra lưu lượng dữ liệu: Hãy thường xuyên kiểm tra lượng dữ liệu mà các ứng dụng đã sử dụng. Nếu thấy lưu lượng dữ liệu tăng cao bất thường, đặc biệt là với các ứng dụng không thường dùng, đó có thể là dấu hiệu của phần mềm gián điệp.

    Sử dụng ứng dụng giám sát: Các ứng dụng như Data Usage Monitor hoặc My Data Manager có thể giúp bạn dễ dàng giám sát lưu lượng dữ liệu và phát hiện sự không bình thường.

5. Bật chế độ airplane

    Đây là cách đơn giản và hiệu quả để ngăn chặn bất kỳ hoạt động theo dõi nào diễn ra trong thời gian ngắn:

    Bật chế độ airplane: Khi chế độ airplane được bật, toàn bộ kết nối mạng bị tắt, giúp bạn đảm bảo rằng không có dữ liệu nào bị gửi đi trong khoảng thời gian đó.

6. Khôi phục cài đặt gốc

    Nếu bạn nghi ngờ rằng thiết bị của mình bị theo dõi nhưng không thể xác định chính xác ứng dụng hoặc phần mềm độc hại nào, hãy cân nhắc việc khôi phục cài đặt gốc:

    Sao lưu dữ liệu: Trước khi khôi phục cài đặt gốc, hãy đảm bảo sao lưu dữ liệu quan trọng vì quá trình này sẽ xóa toàn bộ dữ liệu trên thiết bị của bạn.

    Khôi phục cài đặt gốc: Hãy vào phần cài đặt của thiết bị và chọn tùy chọn "Khôi phục cài đặt gốc". Việc này sẽ đưa thiết bị của bạn trở về trạng thái ban đầu, loại bỏ mọi ứng dụng và phần mềm gián điệp.

Bạc Hà (Tổng hợp )

Nguồn: VTC News

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 23° - 24° icon
image advertisement
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1